Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

TỰ TIN

Một chút tự tin .

Hàng ngày trong  giao tiếp nhiều lúc thấy mình không được tự tin, có những viêc tuy nhỏ nhưng đã làm tôi mất tự tin khi tiếp xúc với mọi người. Bộ trang phục chưa được chỉn chu, bài phát biểu chưa được chuẩn bị tốt, một câu nói chưa kịp suy nghĩ đều ảnh hưởng đến lần  giao tiếp. Khi mất tự tin thường hay rụt rè, lời nói không sâu sắc từ đó hay tự ti và làm cho mình hạn chế phát triển. Một chút tự tin để cùng hòa nhập, mọi cố gắng sẽ đem lại niềm vui và hạnh phúc.  
Thư giãn

Xin giới thiệu bạn tham khảo tài liệu được sưu tầm  từhttp://www.camnangthuky.com/nghethuky/index.php


 KỸ NĂNG TIẾP THỊ

Người thư ký giỏi thường làm được rất nhiều việc, trong đó có công tác tiếp thị cho công việc của đơn vị mình, nếu đó là một công việc kinh doanh. Cho dù Bạn hiện đang là thư ký của một văn phòng hoặc một công sở, kỹ năng về tiếp thị cũng thực sự cần thiết nếu Bạn biết chuẩn bị trước cho một công việc khác ở tương lai.


20 quy tắc viết thư điện tử tiếp thị B2B hiệu quả
Việc soạn thảo các bức thư điện tử tiếp thị loại B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) một cách hiệu quả khác xa so với soạn thảo những bức thư điện tử loại B2C (doanh nghiệp tới ngươi tiêu dùng). Chắc chắn là theo kinh nghiệm của bản thân mình, bạn cũng hiểu là tất cả những người làm công việc kinh doanh khi nhận được một bức thư điện tử đều muốn biết ngay vấn đề một cách nhanh nhất. Họ không thích sự dài dòng và lan man mà muốn biết ngay những lợi ích và thực tế. Dưới đây là 20 quy tắc để viết những bức thư điện tử tiếp thị thương mại B2B một cách hiệu quả.
1. Chính xác: bất cứ yêu cầu nào mà bạn đưa ra , lợi ích nào mà bạn đề nghị , hay số liệu thống kê nào mà bạn trích dẫn , hãy chắc chắn rằng , chúng là đúng đắn và không cường điệu quá mức .Không gì tồi tệ hơn là khởi đầu một mối quan hệ với nhưng thông tin phóng đại hoặc thậm chí giả tạo .
2. Ngắn gọn: vì mục đích các bức thư điện tử B2B của bạn là thu hút sự quan tâm , bạn cần phải xác định rõ lợi ích quan trọng nhất mà người nhận thư có thể có được và tổng kết trong một đoạn ngắn . Tuy nhiên bạn cũng cần cung cấp thêm thông tin nếu được yêu cầu .
3. Rõ ràng: Hầu hết những người kinh doanh sẽ rất bực mình với những thư điện tử sai chính tả , sai ngữ pháp và có nội dung khó hiểu.
4. Chân thật: Đừng sử dụng sự cường điệu đã áp dụng với những người tiêu dùng trong các thư điện tử B2C . Quan hệ B2C được xây dựng dựa trên niềm tin . Hãy chắc chắn rằng mọi điều mà bạn nói đều cho thấy bạn là người thẳng thắn và trung thực , đang thực hiện một công việc kinh doanh nghiêm túc và có uy tín .
5. Sử dụng ngôn ngữ của họ: Cho dù bạn định nói bất cứ điều gì , hãy dùng những ngôn từ mà những người nhận hiểu và thấy thoải mái . Đừng viết quá đơn giản hoặc quá khó hiểu đối với họ . Mọi người đều có xu hướng hiểu và phản ứng tốt hơn đối với những ngôn từ mà họ thường sử dụng trong đàm thoại hàng ngày .
6. Hiểu về công việc của họ: Gắng hình dung ra chuỗi công việc thường làm hàng ngày của những người mà bạn đang liên lạc và phản ánh vào bức thư của bạn : “ Tôi biết anh rất bận , vì vậy tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề “.
7. Chú ý đến khoảng cách về tri thức: Đừng cho rằng những người nhận thư cũng có được những hiểu biết như bạn về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn . Sau khi bạn đã thu hút được sự quan tâm của họ và đã chuyển sang giai đoạn “ thông tin thêm “ , hãy cố gắng cung cấp một bước tiếp cận từng bước về bất cứ thứ gì bạn đang marketing để giúp họ hiểu bạn đang nói cái gì .
8. Viết thư điện tử thương mại như những lá thư thực thụ, không phải những quảng cáo: Trong thế giới B2B, liên lạc trực tiếp dưới dạng thư tín thì hiệu quả hơn nhiều so với một bức thư điện tử trông như một quảng cáo .
9. Không nên vội vàng: Giống với thư điện tử B2C (và bất cứ loại giao tiếp nào khác) , sau khi viết xong , đừng gửi ngay bức thư đó mà hãy đợi 1 hoặc 2 ngày . Đưa nó cho các bạn đồng nghiệp và những doanh nhân khác và tham khảo ý kiến đóng góp của họ . Trong hầu hết các trường hợp , quãng thời gian đó và ý kiến đóng góp của những người khác sẽ giúp bạn cải thiện việc viết lách của bạn .
10. Nên nhớ rằng, thư điện tử của bạn có thể được chuyển tiếp cho nhiều người nữa: Bởi vì thư điện tử có thể được gửi chuyển tiếp một cách dễ dàng . Hãy giả định rằng bức thư của bạn sẽ được gửi đến những người khác nữa nếu người đầu tiên nhận nó thấy quan tâm . Bạn có thể đưa vào những liên kết tới thông tin liên quan đến những thứ khác , bao gồm những chi tiết kỹ thuật, thông tin về hoạt động và dữ liệu về tài chính .
11.Bắt trước cách trình bày bằng lời nói của bạn
Mặc dù rất nhiều điều mà bạn sẽ trình bày khi gặp trực tiếp có thể không cần thiết hoặc không thích hợp cho một bức thư điện tử được gửi lần đầu tiên , bạn vẫn cần phải xem xét xem bạn sẽ trình bày về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn như thế nào , bằng điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp .Hãy nghĩ về những điểm quan trọng mà bạn sẽ nhấn mạnh vào (những điểm này có thể được gạch chân hoặc in đậm trong thư điện tử của bạn) và những ngôn từ mà bạn sử dụng (gắn với những giải thích bằng lời mà mọi người đều hiểu ).
12. Kiểm tra mục chữ ký của bạn: Chắc chắn rằng bạn đã ký rõ ràng và ghi tên đầy đủ , chức vụ công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ e-mail, và các liên kết web site. Hãy để cho người nhận có thể lựa chọn cách liên lạc với bạn để biết thêm thông tin.
13. Chọn thời điểm gửi thư điện tử một cách cẩn thận Hầu hết những người làm công việc kinh doanh thường dành thời gian xử lý các thư điện tử , thư tín và các cú điện thoại tồn đọng từ thứ sáu tuần trước vào buổi sáng thứ hai tuần sau . Hẳn là bạn không muốn bức thư điện tử của mình bị hoà lẫn trong hàng tá hay thậm chí hàng trăm cuộc giao tiếp mà những người nhận thư đang thực hiện .
14. Chuẩn bị kỹ lưỡng dòng chủ đề của bạn Sau dòng địa chỉ người gửi , dòng chủ đề là cái đầu tiên mà những người nhận thư điện tử B2B sẽ nhìn vào . Nó na ná như những điều mà bạn sẽ nói trên điện thoại trong vòng 5 đến 10 giây đầu tiên . Dòng chủ đề cần liên quan trực tiếp đến lợi ích chính mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn cung cấp .
15. Sử dụng hình ảnh một cách khôn ngoan Những người làm công việc kinh doanh đều quan tâm đến những lợi ích , các chi tiết , những khách hàng khác , v.v... Trừ phi những hình ảnh làm nổi bật bức thư của bạn một cách có ý nghĩa , đừng sử dụng chúng .
16. Hãy chắc chắn rằng các liên kết trong thư điện tử của bạn hiển thị và làm việc đúng đắn Khi bạn liệt kê các liên kết “ xem thêm thông tin chi tiết “ , hãy chắc chắn rằng chúng có thể kích ngay vào được để người nhận thư không phải cắt và dán lại vào trình duyệt. Đồng thời những liên kết này sẽ dẫn bạn tới đúng trang mà bạn muốn và trang này là mới nhất và cung cấp những thông tin mà bạn muốn gửi tới những người nhận . Không nên dẫn mọi người đến trang chủ của bạn rồi để mặc họ tìm hiểu xem đi tiếp như thế nào .
17. Thận trọng với những việc gửi thư đính kèm Hầu như bạn không biết người nhận có phần mềm gì hay những thiết lập về lọc nào được kích hoạt . Gửi các tệp tin PDF , word hay bảng tính Excel có thể không   phải là một ý tưởng hay , vì bạn không biết liệu người nhận có thể đọc , hay thậm chí nhận , cái mà bạn gửi . Tốt hơn là bạn hãy liên kết tới những trang Web có hiển thị những thông tin chứa trong các tập đính kèm .
18. Kiểm tra Việc kiểm tra lại nội dung và dòng tiêu đề đối với các thư điện tử B2B cũng quan trọng không kém gì các thư điện tử B2C .
19. Viết hoàn thiện Hầu hết những người nhận thư điện tử B2C sẽ đưa ra một số kết luận sơ bộ về sản phẩm và dịch vụ của bạn trước khi họ gửi thư hồi đáp . Họ sẽ quyết định xem liệu thư điện tử của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không . Đó là lý do tại sao việc cung cấp các chi tiết và thông tin hoàn thiện là rất quan trọng , nhằm cung cấp cho người nhận những chi tiết mà họ cần để đưa ra quyết định thông báo với bạn là họ nhận lời .
20. Đừng viết giống những người khác Dành một chút thời gian xem lại các thư điện tử B2B mà bạn nhận được để xem những người khác viết như thế nào . Tham khảo danh sách thư điện tử của các đối thủ cạnh tranh của bạn xem họ liên lạc như thế nào . Phân tích tất cả và tìm ra cách viết riêng của bạn không lẫn với nhưng lá thư khác.


Giành lại khách hàng sắp mất
Một trong những vấn đề mà các DN kinh doanh hàng ngày phải đối mặt, đó là làm sao giành lại các khách hàng có nguy cơ bị mất. Có những bí quyết liên quan đến công việc đầy thử thách này. Mỗi DN rất cần có một bộ phận chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng tìm đến với DN để phàn nàn về một điều gì đó, bạn cần phải làm rất nhiều việc hay ít nhất là một việc trong số những công việc dưới đây.
Bạn cần lắng nghe và có hành động nghiêm túc với khách hàng. Cần hiểu được vấn đề và nguyên nhân làm họ phiền lòng. Bạn cần cho họ thấy họ nhận được đền bù và bồi thường. Các vấn đề vướng mắc được xử lý nhanh chóng, tránh những bất tiện về sau. Bạn cũng cần cho khách hàng thấy họ được đối xử một cách tôn trọng.Sẽ có nhân viên phải bị xử lý vì đã gây ra vấn đề với khách hàng và đảm bảo rằng sẽ không xảy ra lần nữa.
Những câu hỏi mà bạn cần đặt ra cho khách hàng và cũng là cho chính bản thân mình là: nguyên nhân khiếu nại là gì? Khách hàng nhìn nhận vấn đề ra sao? Ai là người đáng trách nhất và điều gì làm khách hàng giận dữ   nhất? Bản thân bạn đang là người giải quyết khiếu nại nhìn thấy vấn đề như thế nào và khách hàng có đáng trách một phần hay không? Bạn nên cân nhắc những câu gì để nói với khách hàng nhằm cải thiện tình hình.Tất nhiên ở đây có một việc có thể xảy ra là: nếu không khéo, bạn có thể làm tình hình tồi tệ hơn. Cần kiểm soát các kỹ năng giao tiếp của mình để thể hiện sự quan tâm của mình với khách hàng. Cần chứng minh khả năng của mình trong việc này. Cần phải nghĩ xem sau lần giao dịch này thì khách hàng có quay trở lại với với công ty hay không.
Trên thực tế, nhiều khi chúng ta phải tiếp xúc với loại khách hàng có thói quen phàn nàn và làm mất thời gian vì những đòi hỏi bất hợp lý của họ. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với khách hàng, ta cần xem đó là loại khách hàng nào. Khách hàng không bao giờ chấp nhận bất cứ lỗi lầm hay trách nhiệm gì. Anh ta cũng coi mình là một nạn nhân của sự ác ý và thiếu năng lực của người khác. Khách hàng này thậm chí muốn quy trách nhiệm cho người khác. Đó chính là dấu hiệu của loại khách hàng có thói quen phàn nàn. Với loại khách hàng này, ta cần chủ động nghe để nhận dạng lời phàn nàn hợp lý. Cần sắp xếp lại các lời phàn nàn, ngay cả khi bạn cần phải làm để khách hàng tạm dừng lại bằng cách xin lỗi và nói ra điều mình hiểu.
Cần kiểm soát và kìm nén ý muốn xin lỗi dù cho những việc này có vẻ tự nhiên. Vì có thể lời xin lỗi của bạn sẽ làm cho những khách hàng này trách móc nhiều hơn. Ngược lại, cần hỏi thêm các câu hỏi như: Việc kéo dài thời hạn bảo hành có giải quyết được vấn đề của ông hay không? Khi nào tôi có thể cung cấp các thông tin mà ông yêu cầu?. Bạn hãy đưa khách hàng vào thế cùng để giải quyết vấn đề. Nhất là khi anh ta có vẻ không thích những ý tưởng của bạn.
Mặc dù vậy, mọi thứ thực sự không hoàn hảo và con người không phải lúc nào cũng cư xử hợp tình hợp lý. Người phải tiếp xúc với khách hàng đang nổi nóng đôi khi cũng cảm thấy khó chịu. Song, điều mà các nhà kinh doanh có kinh nghiệm khuyên trong trường hợp này là, nếu bạn đã cố gắng hết sức mình để làm vừa lòng khách hàng tức là bạn đã làm xong những gì bạn có thể làm. Cũng đừng coi đó là chuyện của riêng mình.
Những khách hàng buồn lòng thường nói những điều họ không thực sự có ý như vậy. Họ bị cuốn theo tâm lý muốn xả hơi, trút giận. Nếu vấn đề là lỗi của bạn thì hãy rút kinh nghiệm để lần sau giải quyết cho tốt hơn. Còn   nếu bạn không liên quan đến tình huống và đã làm những gì bạn có thể để sự việc có thể tốt hơn thì cũng chẳng nên tự hành hạ mình. Tất nhiên, bạn có thể hỏi kinh nghiệm của người khác hoặc DN khác trong tiếp xúc với khách hàng ở trường hợp tương tự để xem họ làm như thế nào nếu họ phải xử lý tình huống đó. Cũng nên dùng kinh nghiệm, tiếp xúc với mỗi khách hàng như là một cơ hội để cải thiện tính chuyên nghiệp của bạn. Những vụ việc tồi tệ nhất lại có thể dạy cho chúng ta những bài học hữu ích.
Việc tiếp theo là bạn cần biết làm quan hệ đối ngoại cho mình tốt hơn. Nếu bạn giải quyết vấn đề về khách hàng đó và trong một số trường hợp, có thể kể luôn cho những khách hàng khác biết. Còn với người khách đã phàn nàn với bạn, những cuộc điện thoại sau đó củng cố cho khách hàng biết chắc là vấn đề của họ đã được giải quyết ngay cả khi họ đã biết về điều đó cũng có tác dụng giúp họ biết rằng bạn đang rất quan tâm đến họ. Nhưng nguyên tắc tốt nhất là bạn hãy hoà giải với cung cách vượt quá sự mong đợi của khách hàng. Ví như khách hàng mua một món hàng của cửa hàng bạn và mang về đến nhà mới phát hiện ra bị hỏng. Nếu người này phải tự đi đến cửa hàng và đổi lại một sản phẩm để lấy một sản phẩm mới. Mọi việc hoàn tất nhưng chắc chắn là khách hàng của bạn sẽ ra về và cảm thấy thiếu một điều gì đó.
Nếu bạn là người tuân thủ nguyên tắc luôn phục vụ khách hàng quá sự mong đợi của họ thì nên đề nghị thu gom và giao hàng hoá được thay thế hay đã sửa chữa đến tận nhà khách hàng. Hoặc là tặng thêm cho khách hàng một món quà hay một đồ dùng để đền bù cho sự bất tiện mà cửa hàng gây ra cho họ. Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa của nó sẽ được đánh giá cao. Hay có thể chi trả lại các chi phí cho việc trả lại hàng hoá. Bạn cũng có thể nhận biết những gì bất tiện đã gây ra cho khách hàng và nên cảm ơn người này đã quay trở lại.


Làm cách nào để có khách hàng mới?
Khách hàng mới với các doanh nghiệp bắt tay vào quá trình kinh doanh là cả một vấn đề không dễ dàng gì. Làm thế nào để có các khách hàng đầu tiên và khách hàng tiếp theo. Làm thế nào để duy trì và phát triển hệ thống khách hàng. Có cả một loạt các công việc phải làm ở mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển được.
Một vấn đề đầu tiên được đặt ra ở đây chính là thái độ với khách hàng. Khách hàng thì nhiều nhưng số người là khách hàng của công ty thì có hạn. Chính vì thế mà mỗi công ty phải có thái độ biết ơn và kèm theo đánh giá cao khách hàng như các thượng đế.
Hãy tự trả lời hàng loạt câu hỏi?
Với tiêu chí này, các công ty mới sẽ tuyển chọn các nhân viên nhưng hãy cẩn thận vì điều này liên quan đến cam kết làm việc lâu dài và nếu chọn nhân viên không làm thỏa mãn khách hàng thì chính họ đã giết chết công   ty của bạn.
Kế đó, công ty mới của bạn cần phải tiến hành kiểm tra tính xác thực của chính mình.Nên đặt ra một số câu hỏi như: Công ty của bạn thường trả lương thấp cho nhân viên chăm sóc khách hàng phải không? Có phải công ty của bạn ít quan tâm huấn luyện hoặc huấn luyện không thường xuyên liên tục những điều cơ bản về phục vụ chu đáo khách hàng cho những nhân viên thường tiếp xúc với khách hàng hay không? Công ty của bạn chưa có những khuyến khích đặc biệt chăm sóc khách hàng phải không? Công ty của bạn có đặt nặng việc chiều chuộng những khách hàng mới hơn là giữ lại khách hàng đã có hay không? Công ty của bạn có tổ chức những chương trình hoặc những cuộc vận động hoặc kéo dài vài tuần hay vài tháng thăm nom khách hàng nhưng rồi chúng lại sớm bị bỏ rơi vào quên lãng hay không?.
Các cán bộ quản lý cấp cao của công ty bạn có phải đang ít đối diện trực tiếp với khách hàng hoặc dành thời gian để lắng nghe khách hàng và giúp đỡ họ giải quyết vấn đề hay không? Công ty của bạn có phải đã không nỗ lực đánh giá chất lượng dịch vụ mà khách hàng đã cảm thấy hay không? Có phải công ty của bạn đang không cố gắng buộc các giám đốc điều hành ở các cấp độ phải chịu trách nhiệm về mức độ dịch vụ này không? Việc trả lời câu hỏi này một cách thẳng thắn sẽ giúp đỡ một công ty mới rất nhiều trong việc chuẩn bị tinh thần thái độ phục vụ khách hàng.
Kiểm tra lại mình và tìm đến khách hàng
Hãy nhìn xung quanh bạn và xem khách hàng thấy gì. Họ có thấy hàng hoá được bầy biện hấp dẫn hay không? Nơi bán hàng có ngăn nắp và sạch sẽ hay không? Không gian làm việc trông có tổ chức và hiệu quả hay không? Nên lưu tâm tới việc trưng bầy sản phẩm, có thể trưng bầy sản phẩm ngay trong văn phòng, tại phòng trưng bầy sản phẩm, tại các trạm xe bus, sân bay.
Giờ thì bạn hãy chờ đợi các khách hàng đầu tiên đến với bạn. Nhưng cũng nên biết rằng chẳng có nhiều khách hàng tình cờ tìm đến. Bạn hãy đi tìm họ. Một trong những kỹ năng tìm kiếm khách hàng mới có thể áp dụng đầu tiên là bán hàng qua điện thoại. Khi gọi điện cần giới thiệu tên mình cho khách hàng gọi đến để họ biết bạn là ai và đặt lòng tin. Hãy cố gắng mỉm cười qua điện thoại, làm sao để khách hàng có thể lắng nghe tiếng cười của bạn hay ít nhất bạn cũng cố gắng mỉm cười và cách này làm cho câu chuyện trở nên thư giãn hơn. Hãy cho khách hàng gọi đến biết rằng bạn đang phục vụ họ. Đừng để họ chờ máy lâu. Nên dẫn khách hàng hướng vào vấn đề. Đồng thời cũng cam kết với khách hàng thực hiện yêu cầu của họ. Hãy giữ cho mình có một giọng nói thăng trầm, điềm đạm và không ồn ào. Nên biết cảm ơn khách hàng gọi đến.
Cũng có một cách khác để một công ty mới có thể tìm thấy khách hàng là sử dụng phương pháp bán hàng truyền miệng hay bán hàng qua mạng. Bán hàng truyền miệng sẽ rất hiệu quả nếu như một công ty có cam kết với người giúp giới thiệu cho một khách hàng mới một món quà để có thêm sự khởi đầu tốt đẹp. Và bạn cần biết rằng một thương nhân thành công thường có các kế hoạch chi tiết để thanh toán tiền hoa hồng nhiều mức cho bất kỳ một thương vụ nào. Còn nếu bán hàng qua mạng thì bạn cần có một website tốt với công nghệ được cập nhật cũng như một bộ phận chăm sóc website này để lấy được khách hàng muốn mua hàng qua các email của họ.
Rất nhiều cách giao tiếp với khách hàng
Cũng bằng cách dùng điện thoại hay qua giao tiếp thông thường, các công ty có thể hỏi để tìm được khách hàng mới. Bạn có thể luôn luôn hỏi một khách hàng đã hài lòng với sản phẩm của bạn về tên của những người cũng thích mua hàng của bạn, nhớ xin địa chỉ và số điện thoại. Hãy gọi điện thoại cho những người mà bạn có được địa chỉ và số điện thoại. Hầu hết những người này sẽ ngạc nhiên nhưng cũng có thể họ sẽ hài lòng trước một lời mời riêng tư như vậy.
Một cách khác là bạn có thể gửi cho khách hàng những vật khác ngoài danh thiếp thương mại hay làm cho danh thiếp gây ấn tượng. Ví dụ như bạn hãy thiết kế hình ảnh của mình trên những tấm danh thiếp để người ta nhớ đến bạn. Hãy in sau danh thiếp một câu tục ngữ hay một lời trích dẫn làm khách hàng sẽ thích và nhớ mãi. Cũng nên ghi rõ mọi hoạt động của mình trên danh thiếp đó. Có thể gửi kèm theo danh thiếp một cuốn sách mỏng giới thiệu về công ty, một bộ sưu tập hoặc có thể là một bó hoa. Nên trưng bầy danh thiếp của bạn ở nơi nổi bật trên bàn làm việc hay trên quầy có đủ các tài liệu bán hàng. Khuyến khích mỗi người cầm một danh thiếp hay nhiều hơn nếu họ có thể biết nhiều khách hàng tiềm năng khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chớ   nên đưa ra danh thiếp một cách miễn cưỡng.
Giờ đây, sau nhiều cố gắng, công ty của bạn đã có thể thiết kế và duy trì một danh sách khách hàng tiềm năng. Danh sách này bao gồm tất cả những người mà bạn nghĩ rằng họ có thể sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Hãy nghĩ về mọi tình huống mà bạn tình cờ gặp gỡ với khách hàng. Hãy liệt kê tên những người bạn, các mối quan hệ, đồng nghiệp của cơ quan, các bạn học cũ, những người mà bạn đã từng là khách hàng của họ. Hãy ghi đầy đủ các dữ liệu có thể liên lạc với họ. Hãy thường xuyên nhìn vào danh sách này. Bất cứ lúc nào bạn rảnh trong qua trình phục vụ khách hàng của bạn và hãy thường xuyên thêm vào danh sách của bạn những người bạn mới biết. Một khi những người trong danh sách này trở thành khách hàng tiềm năng thực sự, nghĩa là họ có nhu cầu hay quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn thì hãy ghi tên của họ vào một danh sách khác và tiếp tục theo dõi. Bạn hãy liên lạc với những người này. Hãy làm cho việc liên lạc mỗi ngày với khách hàng tiềm năng trở thành một thói quen.




2 nhận xét:

  1. Hãy đọc và quan sát mình, vận dụng với trường hợp mình.
    Bài sưu tầm tốt.

    Trả lờiXóa
  2. Sao mình thấy mình còn thiếu nhiều thứ quá, phải đi học nữa thôi... cảm ơn nhiều

    Trả lờiXóa